x
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU
Tuân thủ - Thành thật - Luôn nỗ lực

Giới thiệu chương trình du học sinh

1. Điều kiện du học Nhật Bản

1.1. Du học bậc THPT tại Nhật Bản

Hiện nay ngày càng nhiều phụ huynh Việt Nam quyết định cho con đi du học Nhật Bản ngay sau khi tốt nghiệp THCS.

Tương tự như bậc THPT tại Việt Nam; trường THPT tại Nhật Bản cũng có 3 khối học từ 10 – 12. Ngoài tập trung giảng dạy những môn học cố định như: tiếng Nhật, tiếng Anh, Toán, các môn tự nhiên, xã hội và thể dục; chương trình học tại trường còn chú trọng vào các hoạt động như: thể thao, ngoại khóa, câu lạc bộ. Điều này nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh.

Điều kiện du học Nhật Bản bậc THPT:

Để du học chương trình này; các du học sinh cần đáp ứng những điều kiện du học Nhật Bản tối thiểu như sau:

– Bắt buộc phải tốt nghiệp bậc trung học cơ sở tại Việt Nam;

– Số năm trống không quá 3 năm;

– Học sinh không có tiền án tiền sự; không nằm trong danh sách cấm của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;

– Yêu cầu tiếng Nhật phụ thuộc vào khóa học mà học viên đăng ký, cụ thể:

・Khóa học THPT 3.5 năm, 3 năm: tiếng Nhật tối thiểu N5;
・Khóa học THPT 1.5 năm: tiếng Nhật tối thiểu N4;
・Khóa học THPT 1 năm: tiếng Nhật tối thiểu N3;
・Khóa dự bị đại học 1.5 năm, 1 năm: tiếng Nhật tối thiểu N5;

– Tài chính: Người bảo lãnh cần đảm bảo chi trả được toàn bộ chi phí cho học sinh trong quá trình học. Đồng thời có sổ ngân hàng thời hạn trên 3 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ với số dư tối thiểu theo quy định của Cục xuất nhập cảnh.

1.2. Du học trường Nhật ngữ

Trường Nhật ngữ được thành lập với mục đích dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài tại Nhật Bản. Không chỉ cung cấp môi trường học tiếng Nhật bài bản. Các trường Nhật ngữ còn cung cấp các khóa học ôn luyện cho: kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT); kỳ thi Đại học (EJU); dành cho sinh viên quốc tế muốn học đại học tại Nhật Bản.

Như vậy, trường Nhật ngữ không phải trường Đại học. Thế nhưng nếu bạn muốn học Đại học tại Nhật bằng tiếng Nhật; thì việc học tại trường Nhật ngữ gần như là bắt buộc.

Điều kiện du học trường Nhật ngữ:

Điều kiện du học Nhật Bản tại trường Nhật ngữ không quá khắt khe. Cụ thể bạn cần đạt được những yêu cầu sau:

– Học sinh bắt buộc đã tốt nghiệp bậc THPT tại Việt Nam;
– Số năm trống không quá 3 năm;
– Điểm trung bình cấp 3 trên 6.5, số buổi nghỉ học không quá 10 buổi (yêu cầu này có thể thay đổi với từng trường Nhật ngữ);
– Hạnh kiểm: khá, tốt;
– Học sinh không có tiền án tiền sự; không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;
– Tài chính: Người bảo lãnh cần đảm bảo chi trả được các chi phí cho học viên trong suốt quá trình học tại trường; đồng thời có sổ ngân hàng thời hạn trên 3 tháng tính tới thời điểm nộp hồ sơ với số dư tối thiểu theo quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh.

1.3. Điều kiện du học Nhật Bản bậc Cao đẳng, Đại học tại Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có nhiều trường đại học, cao đẳng thuộc TOP trường hàng đầu trên thế giới. Hiện nay có khoảng 700 trường đại học; 60 trường cao đẳng đang hoạt động tại Nhật Bản. Thời gian học cao đẳng từ 1 đến 3 năm; thời gian học đại học đa số là 4 năm. Riêng các ngành Y, Nha khoa, Thú y sẽ học 6 năm. Nhật Bản có 3 loại trường đại học, cao đẳng là:

– Quốc lập (do nhà nước quản lý);
– Công lập (do chính quyền địa phương như các tỉnh thành lập và quản lý);
– Dân lập (do tư nhân thành lập và quản lý);

Có 3 con đường chính để vào học bậc Đại học – Cao đẳng tại Nhật Bản:

– Học Đại học – Cao đẳng sau khi du học THPT tại Nhật Bản

Sau khi tốt nghiệp bậc THPT tại Nhật; học sinh sẽ trải qua kỳ thi quốc gia “senta shiken” và kỳ thi riêng của các trường để được học tại các trường Đại học – Cao đẳng của Nhật Bản.

Đặc biệt, với các du học sinh quốc tế thành thạo 3 ngoại ngữ (bao gồm cả tiếng mẹ đẻ) sẽ có cơ hội được tuyển thẳng vào các trường Đại học – Cao đẳng tại Nhật Bản.

Ngoài hình thức thi thông thường trên, một số ít trường THPT tại Nhật Bản còn có hình thức tiến cử “suisen”: trường giới thiệu các học sinh có kết quả xuất sắc và đạt tiêu chuẩn do trường Đại học – Cao đẳng quy định vào thẳng các trường Đại học – Cao đẳng đó. Tuy nhiên, số lượng học viên được tiến cử là rất hạn chế.

– Học Đại học – Cao đẳng sau khi tốt nghiệp trường Nhật ngữ tại Nhật Bản

Đối với các du học sinh hoàn thành chương trình học tại trường Nhật ngữ: các bạn phải trải qua kỳ thi EJU (Examination for Japanese University Admission) để đánh giá năng lực học tập để có thể theo học tại các trường Đại học – Cao đẳng tại Nhật Bản.  

– Du học theo các chương trình Đại học – Cao đẳng bằng tiếng Anh

Đây là chương trình học dành riêng cho các du học sinh Việt Nam có trình độ tiếng Anh tốt: Tương đương TOEFL iBT >= 61; TOEIC >= 700; IELTS >= 5.5. Chương trình này cho phép học sinh Việt Nam sang học các trường Đại học – Cao đẳng tại Nhật Bản; không cần trải qua chương trình học THPT hay trường Nhật ngữ.

2. Xin visa du học Nhật Bản

2.1 Quy trình xin visa du học Nhật

Quy trình xin visa du học Nhật Bản có thể tóm tắt với các bước dưới đây. 

1. Học tiếng Nhật
2. Xác định thời điểm du học
3. Chuẩn bị hồ sơ và apply xin thư mời học, giấy tư cách lưu trú tại Nhật (COE)
4. Trả lời điện thoại của cục xuất nhập cảnh tại Nhật Bản
5. Nhận giấy phép nhập học (COA), tư cách lưu trú (COE) 
6. Chuyển tiền học phí, ký túc xá và phí dịch vụ cho các trường bên Nhật
7. Xin visa du học Nhật Bản
8. Chuẩn bị hành lý mang theo
9. Nhận lại hồ sơ gốc và visa
10. Chuẩn bị giấy tờ cần mang theo khi sang Nhật
11. Làm thủ tục tại sân bay
12. Làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay Nhật Bản (Narita, Haneda, Kansai…)

2.2 Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn với CXNC

Cục Xuất nhập cảnh có thể gọi điện kiểm tra thông tin mà không đặt lịch hẹn từ trước; nên các bạn cần chuẩn bị sẵn sàng nghe điện thoại mọi lúc.

Thông thường, cục sẽ gọi điện trong giờ làm việc hành chính trừ các ngày nghỉ lễ. Tức là tứ 6h00 – 16h00 theo giờ Việt Nam. Các cuộc gọi có đầu số 0081 hoặc +81 đều có khả năng là cuộc gọi của Cục.

Một số mẫu câu hỏi mà phía Cục thường dùng để phỏng vấn Người bảo lãnh bao gồm:

– Họ tên đầy đủ của Người bảo lãnh là gì?
– Ngày tháng năm sinh của Người bảo lãnh?
– Địa chỉ hiện tại của Người bảo lãnh?
– Số điện thoại liên hệ của Người bảo lãnh?
– Công việc hiện tại của Người bảo lãnh là gì?
– Nếu người bảo lãnh là nhân viên công ty: Tên công ty, chức vụ hiện tại, địa chỉ, số điện thoại công ty; mức lương hằng tháng là bao nhiêu?
– Nếu người bảo lãnh làm nông nghiệp: Địa điểm làm việc là ở đâu (Xã, huyện, tỉnh/thành phố); loại hình nông nghiệp gì, trồng con gì, nuôi cây gì?
– Nếu người bảo lãnh kinh doanh riêng: Mặt hàng kinh doanh là gì; thu nhập 1 năm là bao nhiêu?
– Người bảo lãnh có thể chi trả cho con em mình học phí trường tiếng Nhật và chu cấp tiền ăn uống cho con em tại Nhật hay không?
– Hiện tại Người bảo lãnh tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Hiện tại đang có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng là bao nhiêu?
…..

0912449259 0963646527
Hỗ trợ trực tuyến
0.11976 sec| 1755.539 kb