x
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU
Tuân thủ - Thành thật - Luôn nỗ lực

Giáo dục định hướng về động đất

30/09/2021

Thiên tai, thảm họa tại Nhật Bản

   

                        Sóng thần                                                                              Hảo hoạn   

         

 

                 Động đất                                                     Lũ lụt

1. Động đất

- Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter) do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân nội sinh: Do sụp lở các hang động ngầm (3%), Do núi lửa (7%), Động đất do kiến tạo (90%)

- Nguyên nhân ngoại sinh: Do thiên thạch va chạm vào trái đất

- Nguyên nhân nhân sinh: Nổ nhân tạo dưới lòng đất, Các vụ thử hạt nhân

* Mức độ nguy hiểm của động đất: Động đất khiến núi lửa hoạt động, Động đất là nguyên nhân gây ra sóng thần

=> Nguyên nhân dẫn đến động đất tại Nhật.

Toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản nằm trên đường “vành đai lửa” Thái Bình Dương nơi có tới 90% các trận động đất xảy ra. Ngoài ra Nhật Bản còn là nơi tiếp giáp của các mảng kiến tạo lớn.

Khiến mỗi năm Nhật Bản hứng chịu tổng cộng 126.000 trận động đất từ nhỏ tới lớn. Trung bình 4 phút lại xảy ra một trận động đất, phần lớn trong số chúng không đủ lớn để con người có thể cảm nhận mà chỉ được máy móc đo đạc.

* Độ lớn của động đất (Độ lớn của động đất (M) hay còn gọi là độ Richter)

Từ 1 - 2: Không nhận biết được.

Từ 2 - 4: Có thể nhận biết nhưng thường không gây thiệt hại.

Từ 4 - 5: Mặt đất rung chuyển, thiệt hại không đáng kể.

Từ 5 - 6: Nhà cửa rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt.

Từ 6 - 7: Nhà cửa bị hư hại nhẹ,có sức tàn phá trong phạm vi 180 km.

Từ 7 - 8: Động đất mạnh phá hủy hầu hết các công trình xây dựng thông thường, có vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.

Từ 8 - 9: Nhà cửa đổ nát, nền đất bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở núi kèm theo thay đổi địa hình trên diện rộng.

Trên 9: Rất hiếm khi xảy ra.

* Nhật Bản ứng phó với động đất như thế nào?

- Nhật Bản là quốc gia có lịch sử thường xuyên gặp phải các thiên tai thảm họa. Tuy nhiên thiệt hại về người lại thấp hơn so với các quốc gia khác. Vì tại Nhật phòng tránh thiên tai, thảm họa được chính phủ Nhật đặc biệt quan tâm, chú trọng. Người dân Nhật Bản được giáo dục từ nhỏ và đào tạo luyện tập hàng nằm.

- Khi xảy ra động đất trên 5M tất cả các thiết bị di động sẽ được cảnh báo.

- Tất cả các công trình kiến trúc tại nhật đều được xây dựng theo quy chuẩn chống động đất lên đến 7 độ richter. Một số công trình đặc biệt còn có thể chống động đất lên tới 9 độ richter.

- Nếu bạn trong lớp học hoặc trong công xưởng : Ngồi xuống sàn nhà hoặc chui xuống một gầm bàn,giường, những khung vững chắc để chống đỡ đồ vật rơi mà vẫn tạo khoảng trống để trú nấp và có khí thở. Nhớ giữ trong tư thế sẵn sàng di chuyển dưới vật cản.

-  Tránh những nơi nguy hiểm như gần cửa sổ, bên dưới những vật treo trên trần nhà, đồ nội thất có chiều cao lớn (gương, tủ…) hoặc những đồ dễ rơi vỡ.

- Nhanh chóng khoá gas tắt cầu dao điện để tránh hỏa hoạn. Ngoài ra để cửa mở để sau khi hết dư chấn có thể di chuyển đến nơi an toàn.

- Nếu động đất xảy ra vào ban đêm và gây mất điện: Nếu mất điện, dùng đèn pin, điện thoại để chiếu sáng, đừng dùng nến hay bật lửa, vì chúng có thể gây hỏa hoạn.

- Nếu động đất xảy ra khi bạn đang trong phòng ngủ: Ngay lập tức nằm xuống khoảng trống phía dưới ngay bên cạnh giường  lấy chăn, gối để che đầu và nằm cuộn tròn trong tư thế bào thai để bảo vệ cơ thể.

- Nếu đang ở trong khu mua sắm, siêu thị.: 

 +) Giữ bình tĩnh không nên đổ xô đến các lối ra.

+) Tránh xa những kệ hàng chứa các vật dễ rơi.

+) Ngay lập tức ngồi thấp xuống lấy các vật thể có độ cứng tốt để che chắn đầu mặt. Chú ý luôn giữ tư thế thấp khi di chuyển.

+) Không sử dụng thang máy, Vì trong khi động đất thường xảy ra các sự cố về điện sẽ làm thang máy dừng hoạt động.

+) Tránh xa các nguồn điện phòng trường hợp hở điện do động đất

- Nếu trong trường hợp các bạn đang ở ngoài đường: 

  +) Hãy tránh xa các tòa nhà lớn, cột điện, cây cối...và di chuyển ngay tới vị trí thoáng đãng để ngồi hoặc nằm sát xuống đường.

  +) Khi đang lái xe, ghé vào lề đường và dừng lại. Tránh đỗ xe ở dưới hoặc gần các tòa nhà, cây cối, các cây cầu bắc qua đường, đường dây điện. Nếu là ôtô, bật nhạc to hết cỡ, mở các cửa kính và ở lại trong xe cho đến khi hết chấn động.

- Nếu bị mắc kẹt dưới đống đổ nát: Cố gắng giữ bình tĩnh. Không di chuyển hoặc làm tung bụi lên mù mịt, che miệng bằng khăn tay hoặc một mảnh vải. Gõ vào một đường ống hoặc mảnh tường để nhân viên cứu hộ có thể xác định vị trí bạn bị mắc kẹt. Hô lớn chỉ là giải pháp cuối cùng.

- Nếu gần biển hoặc vách đá nhô ra biển: Lập tức di chuyển đến vị trí đất cao và nghe cảnh báo sóng thần. Không đi cạnh bờ biển cho đến khi cảnh báo đã được dỡ bỏ.Cố gắng di chuyển nhanh khỏi bờ biển, tìm nơi an toàn.Chuẩn bị tinh thần để đón nhận khả năng có sóng thần.

- Người Nhật luôn sẵn sàng ứng phó với động đất: Các chuyên gia đã cảnh báo về khả năng vùng Kanto trong vòng 30 năm tới có thể xảy ra động đất lớn và gây ảnh hưởng diện rộng với số lượng người chết và mất tích có thể lên đến hàng chục nghìn người.Vì vậy người Nhật lúc nào cũng trong tâm thế chuẩn bị cho dù động đất như thế nào vẫn có thể tự nuôi sống bản thân, gia đình trong vòng một tuần với tiền mặt và các nhu yếu phẩm cần thiêt.

Thiên tai, thảm họa là không thể tránh khỏi nhưng hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho bản thân các kỹ năng sinh tồn để đảm bảo an toàn cho mình và người thân.

 

 

032.950.6768 096.364.6527
Hỗ trợ trực tuyến
0.14482 sec| 1776.953 kb