Giáo dục định hướng về hỏa hoạn
Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn.
- Nếu có thể hãy dập lửa bằng các thiết bị sẵn có chăn ướt , bình cứu hỏa.
- Nếu không thể kiểm soát được đám cháy Hô hoán, cảnh báo cho tất cả mọi người đều biết.
- Tập hợp thành viên trong gia đình lại để thoát hiểm hãy di chuyển thật nhanh đến nơi an toàn.
- Nếu ở tòa nhà cao hãy bấm chuông báo cháy để tất cả mọi người đều biết để thoát hiểm.
- Tuyệt đối không quay lại lấy đồ giá trị, cũng như tìm kiếm vật nuôi trong gia đình..
- Khi ra ngoài, chỉ mở cửa lối bạn cần đi và đóng tất cả các cửa đang mở để ngăn đám cháy lan rộng
- Khi thoát ra ngoài hãy gọi điện thông báo với các cơ quan chức năng về tình hình đám cháy
- Khi có cháy lớn thấy có nhiều khói độc hãy di chuyển thấp dùng khăn ướt để che mũi miệng để tránh hít phải khói độc
- Nếu khói làm cản trở tầm nhìn hãy di chuyển sát tường sẽ dễ tìm lối thoát hiểm hơn.
- Nếu bạn ở các tòa nhà cao tầng hãy di chuyển bằng thang bộ tuyệt đối không sử dụng thang máy.
- Khi khói trong đám cháy lan rộng ngay lập tức nằm sát xuống sàn nhà cách nơi có khói càng xa, càng tốt.
- Nếu bị mắc kẹt trong đám cháy: Dùng khăn ướt hoặc vải ướt để che mũi, miệng khỏi khói độc.Bò hoặc di chuyển sát xuống sàn để tìm lối thoát hiểm.
- Nếu lửa lan đến gần hãy bình tĩnh sau đó tìm cách báo cho nhân viên cứu hỏa
- Di chuyển nhanh ra phía cửa sổ gọi to, dùng khăn hoặc quần áo sáng màu để nhân viên cứu hỏa dễ nhận biết
- Trong trường hợp khẩn cấp dùng rèm, chăn hoặc quần áo buộc lại làm dây thoát hiểm
- Tuyệt đối không nhảy từ trên cao xuống trừ khi có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hỏa.
- Hãy kiểm tra xem cửa có nóng không trước khi mở cửa.
- Nếu cửa ấm, nóng tuyệt đối không được mở cửa ngay, lập tức che kín phần chân cửa bằng khăn tẩm ướt.
- Nếu thấy cửa không nóng cũng đừng vội vàng mở cửa ngay mà hãy mở cửa từ từ để nếu có cháy ngay lập tức có thể đóng lại được
Kỹ năng thoát khỏi đám cháy.
- Để thoát khỏi đám cháy hãy dùng chăn, mền thấm nước rồi trùm lên người và di chuyển nhanh ra ngoài.
- Khi di chuyển phải giữ người ở tư thế đi khom, hạ thấp hoặc bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.
- Nếu bị lửa bén vào quần áo phải ngưng chuyển động che mặt nằm xuống sàn và lăn qua lại để dập lửa
- Không được chạy vì gió sẽ làm cho lửa bùng cháy lớn hơn.
- Tuyệt đối không nhảy vào bể bơi, hồ nước, hay thùng nước khi có hỏa hoạn vì nước có thể bị nấu sôi.
- Chỉ dùng nước mát chườm lên vết thương không dùng nước đá cho các vết bỏng điện, hóa chất.
- Nếu có người bị bỏng hãy sơ cứu trước khi lực lượng cứu thương tới
- Gọi ngay xe cứu thương cho các nạn nhân bị bỏng nặng hoặc ngạt khói
* Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy
- Khi sử dụng bình chữa cháy phải lưu ý dán nhãn trên bình để sử dụng cho đúng loại đám cháy
- Bình chữa cháy dạng bột được sản xuất theo trọng lượng, có các loại bình 8kg, 2kg và 1kg. Các loại bình chữa cháy dạng bột thường nhận biết bằng các ký hiệu như MFZ, MFZL hoặc BC, ABC.
Ký hiệu A: Chữa các đám cháy chất rắn như gỗ, bông, vải sợi.
Ký hiệu B: Chữa các đám cháy chất lỏng như cháy do hóa chất, xăng dầu, cồn, rượu.
Ký hiệu C: Chữa các đám cháy từ khí gas, khí đốt hóa lỏng.
Ký hiệu E: Chữa các đám cháy từ điện.
Các loại bình bột tuyệt đối không được dùng để phun vào các thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao như máy tính, vì bột có thành phần muối, sẽ làm hư hại thiết bị.
Bình chữa cháy dạng khí.
- Bình chữa cháy khí CO2 chuyên sử dụng để chữa cháy chất lỏng (xăng, dầu, cồn), chữa cháy khí (methan, gas) và các thiết bị điện khi cháy.
- Để nhận biết được các loại bình CO2 thì trên thân bình thường ghi rõ CO2 hoặc MT2, MT3, MT5.
Chú ý:Khi CO2 được phun ra sẽ có nhiệt độ rất lạnh là -73 độ C, vì vậy, người sử dụng không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏng lạnh.
Thực tập sử dụng bình chữa cháy theo các bước sau:
Bước 1: Mang bình đến chỗ đám cháy lắc đều bình.
Bước 2: Giật chốt an toàn.
Bước 3: Hướng bình phun vào gốc đám cháy và bóp van. Khi đám cháy yếu dần tiến lại gần bóp bình phun qua lại để dập tắt đám cháy
- Khi sử dụng bình chữa cháy lưu ý giữ khoảng cách an toàn cho bạn không đứng quá gần đám cháy. Lưu ý khi phun phải đứng đúng hướng gió , hoặc đứng quay lưng với cửa ra vào.
- Hãy tìm hiểu và thực hành thường xuyên để có kỹ năng sử dụng thành thục bình cứu hỏa.
* Hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhanh và gây thiệt hại to lớn về người và của.
Hãy chuẩn bị cho mình các kiến thức, kỹ năng cần thiết để ứng phó khi xảy ra hỏa hoạn để có thể bảo vệ bản thân cũng như những người xung quanh.