Giáo dục định hướng về việc đánh bạc tại Nhật
TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC, VAY NẶNG LÃI, BUÔN BÁN
Những năm gần đây, số lượng TTS tại Nhật Bản ngày một tăng nhanh, chính vì thế tệ nạn xã hội của người Việt Nam tại Nhật Bản đang ở con số báo động. Trong đó các tệ nạn: Đánh bạc, vay nặng lãi, buôn bán dưới nhiều hình thức đang là mối lo ngại đối với TTS hiện nay. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân các TTS mà còn ảnh hưởng đến các ban nghành liên quan khác. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản đã và đang đưa ra những giải pháp thắt chặt, quản lí người Việt Nam. Nên bản thân chúng ta cần suy nghĩ xem nên cải thiện tình hình này như thế nào để làm đẹp con người Việt Nam trong mắt bạn bè nước bạn.
I. TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC.
A. Định Nghĩa:
Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc. Tổ chức đánh bạc là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, cưỡng bức, đe dọa người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào. Hành vi tổ chức đánh bạc cũng tương tự như một số hành vi tổ chức phạm tội khác và được quy vào tội riêng. Tuy nhiên, đối với tội tổ chức đánh bạc thì người phạm tội phải tổ chức ít nhất từ hai người trở lên đánh bạc.
B. Hành vi tiêu biểu:
1. Bài bạc
Thực tập sinh Việt Nam sang Nhật làm việc tuy có những công việc vất vả nhưng hầu hết đều có rất nhiều thời gian rảnh rỗi như: những ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ lễ dài, nghỉ tết dương lịch. Chính vì thế có rất nhiều thanh niên tập tụ chơi bài bạc. Ban đầu mang tính chất giải trí nhưng dần dần lại trở thành tệ nạn của rất nhiều bạn trẻ đang lao động tại Nhật bản.
2. Lô đề
Tại Nhật Bản có rất nhiều băng nhóm tổ chức các dịch vụ chơi lô đề và lấy kết quả từ các trang xổ số ở Việt Nam để áp dụng. Các đối tượng tổ chức theo cách đăng các bài quảng cáo cho người chơi lên các trang mạng có nhiều cộng đồng người lao động Việt Nam tại Nhật Bản tham gia.
Người lao động ở Nhật Bản tham gia trò chơi bằng cách gửi tin nhắn qua điện thoại và chuyển tiền cho các đối tượng này.Kết quả sẽ được kiểm tra vào 9 giờ tối hàng ngày( 7 giờ tối giờ Việt Nam ).Với hình thức chơi này, người tham gia và đối tượng cầm đầu không cần gặp nhau nên các hoạt động khó bị kiểm soát.
3. Cá độ
Về hành vi tổ chức, phương thức chơi Cá độ tại Nhật bản thì nó tương tự như chơi lô đề. Nó chỉ khác là đố với lô đề thì dựa trên kết quả từ các trang sổ số ở Việt Nam còn đối với các cá độ thì dựa trên tỷ số, đá phạt, đá góc, ném biên…từ các trận đấu.
C. Hậu quả:
Tệ nạn bài bạc diễn ra và gây ra những nguy hại nghiêm trọng cho chính bản thân người chơi ban đầu chỉ là chơi giả trí nhưng sau đó chơi nhiều thành nghiện và khó bỏ. Làm cho con người mê muội, đầu óc mê muội không có tư tưởng làm việc.
Khi chơi bài bạc các đối tượng luôn hy vọng kiếm được số tiền lớn từ vận may, rủi càng chơi càng mất nhiều, lầm kiệt quệ kinh tế của bản thân và gia đình. Gây ra những mâu thuẫn khác nhau. Dẫn đến những tình huống: Cãi nhau, Đánh nhau, thậm chí là giết người để rồi kéo theo những hệ lụy khác như: vay nặng lãi với giá cắt cổ, bỏ trốn, ăn trộm, cướp giật.
Hơn thế nữa khi cảnh sát phát hiện các bạn là TTS nên sẽ bị bắt và trục xuất về nước.
D. Bài học rút ra:
Chúng ta cần nâng cao ý thức, cần hiểu rõ tác hại của tệ nạn bài và tránh xa. Đồng thời khuyên bảo những người đang vướng vào tệ nạn cờ bạc hiểu rõ được tác hại của nó.
Một điều chắc chắn rằng ở đây không một cá nhân nào trước khi sang được Nhật bản làm việc mà bản thân và gia đình không phải vay mượn. Vì vậy các bạn hãy nghĩ cho bản thân và gia đình để cố gắng làm việc chứ không nên dựa vào những trò may rủi để kiếm tiền.
II. CHO VAY NẶNG LÃI.
- Định Nghĩa:
Cho vay nặng lãi hay còn gọi là “Tín dụng đen” là hình thức cho người khác vay tiền với mức lãi cao hơn mức quy định gấp nhiều lần. Đây là hình thức cho vay nặng lãi được thực hiện bởi cá nhân/tổ chức ngoài vòng kiểm soát pháp luật. Mức lãi vay của hình thức này thường rất lớn, vượt quá quy định của pháp luật.
Nếu vay tiền tại các ngân hàng/công ty tài chính uy tín, người vay được bảo vệ bởi pháp luật nhưng vay tiền tín dụng đen thì không. Hình thức này hoàn toàn không bảo vệ người vay. Lãi suất tín dụng đen cũng không có quy định cụ thể mà do cá nhân/tổ chức cho vay tự đặt và thường cao hơn mức lãi suất nhà nước.
Gần đây, hoạt động này diễn ra đối với cả Thực tập sinh đang tăng nhanh. Chủ yếu là Thực tập sinh nam.
Ví dụ: Lãi xuất ngân hàng bây giờ là 0,8% nhưng người cho vay nặng lãi tận 3% đến 5%.
- Hành vi tiêu biểu
Hiện nay, ở đâu cũng vậy đối với bên cho vay nặng lãi hay bên vay với bất cứ lý do gì họ cũng cho vay và vay được. Nhưng đối với TTS điển hình nhất vẫn là ở các tổ chức chơi bạc cho vay và vay nhiều. Ở đó lúc người chơi thua với bất cứ giá nào họ chỉ cần tiền chơi tiếp để gỡ gạc. Còn người cho vay lợi dụng các tình huống như vậy để cho vay với lãi xuất cao ngất ngưởng. Và trong đó có thể người cho vay sẽ tạo ra những kẽ hở hay những triêu trò lừa bịp mà người vay không phát hiện ra được. Để rồi những món nợ tiền lãi còn nhiều hơn tiền gốc.
- Hậu quả
Khi có việc cần vay tiền, rất nhiều người rơi vào tình trạng vay nặng lãi, bị lừa đảo từ các tổ chức phi pháp. Từ một số tiền nhỏ ban đầu, khoản nợ trở nên khổng lồ khiến bạn thậm chí không có khả năng trả nợ. Và từ đây sẽ nảy sinh ra những hành động sai trái của con người: Trộm cắp, bỏ trốn, cãi nhau, đánh nhau…vv.
Khi người vay không trả được tiền bên cho vay sẽ dùng các biện pháp: Cưỡng đoạt tài sản, có những hành vi gây mất trật tự xung quanh nơi ở hoặc nơi làm việc của người vay để đòi tiền. Như vậy không những ảnh hưởng đến chính bản thân người vay mà còn ảnh hưởng đến uy tín các cơ quan phái cử.
Khi các cơ quan chức năng phải tham gia vào các vụ việc này thì cũng có nghĩa các bạn phải về nước không thể quay lại Nhật làm việc nữa.
- Bài học rút ra:
Đối với tất cả mọi người nói chung chúng ta cần nâng cao hiểu biết và ý thức được về những hậu quả của việc vay và cho vay nặng lãi. Để tránh những rủi ro cho bản thân, gia đình và cho xã hội.
Đối với TTS nói riêng các phải ý thức việc các bạn sang Nhật là đi làm kiếm tiền để cải thiện đời sống bản thân và gia đình ở Việt Nam. Hơn nữa, các bạn là những hình ảnh tiêu biểu của đất nước khi được sang đó sống và làm việc. Vậy nên các bạn luôn phải ý thức được việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Đặc biệt những việc không những ảnh hưởng đến mình mà còn ảnh hưởng đến cá nhân hay tập thể liên quan.
Điều cuối cùng ở đây các bạn nên hiểu rằng khi xảy ra sự việc người chịu thiệt thòi là chính các bạn và gia đình các bạn chứ không ai khác. Nên các bạn hãy tập trung làm việc để kiếm những đồng tiền đúng nghĩa chứ không nên làm những việc trái pháp luật.
III. BUÔN BÁN .
- Định Nghĩa:
Có rất nhiều định nghĩa về nghề buôn bán có thể được tìm thấy trong ngôn từ mô tả các quá trình kinh doanh. Định nghĩa sớm nhất về nghề buôn bán, ra đời từ thế kỷ 18, coi đó là một thuật ngữ kinh tế mô tả quá trình chấp nhận những rủi ro của việc mua hàng ở một mức giá nào đó cố định để rồi bán lại với một mức giá khác không cố định. Trong các hình thức bán hàng thì các bạn thực tập sinh chủ yếu bán hàng trên mạng.
Khác với các hình thức bán hàng truyền thống, bán hàng online có thể diễn ra 24/24 và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của cả hai đối tượng người mua, người bán hiện nay khi tìm kiếm dịch vụ, sản phẩm. Với hình thức xem, đánh giá hàng hóa và giao dịch online là chủ yếu, các hoạt động bán hàng online, người mua có thể dễ dàng sở hữu các sản phẩm, dịch vụ họ mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần phải đến trực tiếp cửa hàng.
- Hành vi tiêu biểu:
Như các bạn bán hàng qua mạng vào thời gian rảnh, live strem bán hàng trên mạng. Đấy là tất cả những việc mà công ty, xí nghiệp đều cấm. Dạo gần đây, thông qua các trang Internet, Nhật Bản đang gắt gao quản lý các hoạt động kinh doanh mặt hàng nhập khẩu của người nước ngoài trên đất Nhật (bao gồm doanh nghiệp cá nhân không đóng thuế). Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với thực tập sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản, kinh doanh online trên Facebook bị công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận buộc cho thôi việc, và bị cho về nước.
Hãy cùng xem qua những điều sau đây, và kiểm tra xem bạn có đang vi phạm luật không nhé?
Những điều dưới đây là vi phạm luật:
Những sản phẩm không ghi thành phần bằng tiếng Nhật.
Những sản phẩm mang vào Nhật không được kiểm tra thành phần ( hoặc không hợp lệ )
Bán những sản phẩm quá hạn sử dụng.
Bán những sản phẩm do thực tập sinh và du học sinh mang từ Việt Nam khi tới Nhật
Bán những sản phẩm xách tay từ Việt Nam.
Bán cá và thịt mà không có người sở hữu “chứng chỉ tư cách” Không chi trả thuế tiêu dùng hàng hoá cho đất nước Nhật.
Buôn bán tại quán ăn nhưng không có “chứng chỉ tư cách”
Bán thuốc lá của Việt Nam và không có “chứng chỉ tư cách”. Không đóng thuế.
Bán điện thoại Iphone,cũng như thực phẩm chức năng trên mạng. Không đóng thuế.
Dưới đây là những hình ảnh minh họa:
- Hậu quả:
Khi bị phát hiện sai phạm, nếu nhẹ, bạn sẽ bị phán xét về nhân phẩm. Nếu nặng, bạn sẽ chịu những mức phạt sau tùy cấp độ: “bắt giam”, ” tước tư cách vĩnh trú”, “cưỡng chế về nước”, “cấm nhập cảnh”.
Điều bạn cần chú ý khi đấu giá trên mạng là trong trường hợp bạn sử dụng nó với mục đích buôn bán thì bạn phải được cấp phép kinh doanh “Kinh doanh đồ cũ”. Nếu chỉ là đồ bạn đã sử dụng, giờ không cần dùng nữa nên bạn bán thì không có vấn đề gì nhưng ví dụ trường hợp bạn mua ở nước mình với giá rẻ và số lượng lớn rồi bán thông qua đấu giá trên mạng của Nhật để kiếm tiền thì đó là buôn bán thương mại nên cần có giấy phép kinh doanh. Nếu vi phạm bạn sẽ bị phạt tù dưới 3 năm hoặc phạt tiền dưới 100 vạn Yên. Đừng nghĩ rằng vì là trên internet nên sẽ không bị lộ tẩy, bởi vì trên thực tế đã có trường hợp bị cảnh sát bắt.
Thực tập sinh Việt Nam làm việc tại Nhật Bản kinh doanh online bán các mặt hàng Việt Nam tại Nhật Bản hoặc chuyển các mặt hàng Nhật Bản về Việt Nam không còn là điều lạ lẫm. Tuy nhiên, việc làm đó có thể khiến các bạn vi phạm pháp luật Nhật Bản và đối mặt với rủi do như kết thúc hợp đồng trước thời hạn và trục xuất về nước hoặc thậm chí nặng hơn phải chịu thi hành án phạt tù của pháp luật nước sở tại.
- Bài học rút ra:
Các bạn cần hiểu rõ và tuân thủ nội quy, quy định về việc buôn bán ở Nhật bản cũng như nội quy, quy định bên công ty, xí nghiệp đề ra. Không nên vì có thời gian rảnh mà đi làm thêm kiếm tiền, kinh doanh trái phép khi chưa có giấy phép kinh doanh. Khi chúng ta đang sinh sống và làm việc trên đất nước Nhật Bản, hãy tuân thủ theo đúng pháp luật Nhật Bản.
Các bạn TTS đang ở Nhật hãy chú ý để không bị trục xuất về nước vì những hành vi trên.
Hãy nghiêm túc tuân thủ pháp luật Nhật Bản các bạn nhé !