x
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ NGUỒN NHÂN LỰC TOÀN CẦU
Tuân thủ - Thành thật - Luôn nỗ lực

Những nét xã giao cần thiết khi đến Nhật

Tháng 9/2021

             Hiện nay, người Nhật Bản và văn hoá Nhật thuộc TOP văn minh nhất Thế giới, vì vậy, dù chỉ là nói chuyện hay có ý định làm việc và học tập tại Nhật bạn đều phải hiểu rõ văn hoá của họ mà đặc trưng ở đây chính là những phép xã giao cần thiết để tránh những sai lầm không đánh có.

1. Quy tắc chào hỏi của người Nhật

Trên thực tế, mỗi quốc gia trên thế giới lại có một bộ quy tắc ứng xử khác nhau, và văn hóa chào hỏi của quê hương núi Phú Sĩ lại là một nét văn hóa “không đụng hàng” với bất kỳ một đất nước nào. Người Nhật đánh giá người đối diện không những qua cách ứng xử, nói chuyện mà còn qua cử chỉ và thái độ của họ. Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật Bản lại rất kiêng kị chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước. Cụ thể, người lớn tuổi tất nhiên là “người trên” của người ít tuổi, đàn ông luôn được phụ nữ chào trước khi gặp mặt hay học sinh chắc chắn là phải chào thầy giáo trước rồi… Đây là nét chung trong văn hóa của hầu hết các nước trên thế giới.

                        

2. Kỹ năng khi tặng hay  đưa danh thiếp

Danh thiếp là một phần thể hiện bản thân của ai đó. Ở Việt Nam nếu muốn gửi danh thiếp cho ai đó chúng ta có thể không coi trọng việc phải đưa như thế nào. Nhưng tại Nhật, khi nhận (hay đưa) mỗi chiếc danh thiếp chúng ta phải dùng hai tay và đối mặt với người khác, sau đó nhìn vào tấm thiệp trước khi đẩy nó đi, người trao danh thiếp sẽ tự động hướng danh thiếp về phía người nhận danh thiếp (đưa danh thiếp sao cho người nhận có thể đọc danh thiếp từ hướng chính diện).

Khi nhận danh thiếp nên nở nụ cười thật tươi và có ánh mắt thiện cảm trìu mến hướng về người tặng hay người nhận để thể hiện sự chân thành, tấm lòng của mình đối với họ.

                                

3. Xếp hàng

Ở Nhật Bản, từ người già cho đến trẻ nhỏ, bất luận là đi đến chỗ nào, muốn mua thứ gì, hay phải chờ đợi cái gì, họ cũng đều nghiêm túc xếp hàng, có ý thức không gây ồn ào cho đến khi tới lượt mình. Khi chứng kiến những hình ảnh ấy, nhiều người ngoại quốc tại Nhật không khỏi ngạc nhiên, thích thú. Từ góc nhìn của người Nhật, xếp hàng không phải là văn hóa, mà là một thói quen đã được dưỡng thành.

Xếp hàng là một biểu hiện của sự bình đẳng. Người Nhật thường hành động theo quy tắc nhất định, như vậy tất cả sẽ có trật tự và ngăn nắp. Lấn hàng bị coi là hành vi xấu và không được phép. Hơn nữa, mọi người trong khi xếp hàng cần phải hòa nhã, và chỉ có hòa nhã, mới có thể đảm bảo công bình được.

                                      

4. Chấm một phần miếng sushi vào nước tương đậu

Trong các bữa ăn tại Nhật, nếu hôm nào đó bạn được ăn món sushi mà là một vị khách thì các bạn cần phải đặt miếng sushi ngược và chấm một phần vào nước tương. Trong quá trình làm việc này, các bạn nên hết sức từ tốn vì nếu vội vàng và không cẩn thận thì miếng sushi sẽ rơi cả miếng vào nước tương đậu. Và đây là hành động xúc phạm đầu bếp.

                                       

5. Trong bữa ăn

Theo đạo Phật, khi chọc đũa và phần cơm trong bát đồng nghĩa với việc bạn đang dâng cơm cho người chết. Thay vào đó, hãy đặt đôi đũa nằm ngang so với bát cơm, hoặc để đũa lên một cái đế đỡ đũa riêng (ở Nhật họ bán riêng những đế đựng đũa trong bữa cơm rất nhỏ nhắn, xinh xắn)

Ăn hết các món là một cách thể hiện sự tôn trọng gia chủ. Nếu bạn để thừa có nghĩa là đầu bếp nấu tồi.

Không nên tự rót rượu cho mình mà phải rót mời người ngồi cạnh, hoặc người đối diện, và để họ rót vào ly của mình. Khẽ nâng ly khỏi mặt bàn khi được rót rượu.

Sụt mỳ thành tiếng không bị coi là vô văn hóa khi ăn mỳ ở Nhật. Thực tế là các quán mỳ ở Nhật lúc nào cũng tràn ngập âm thanh sì soạp đó. 

                 

6. Mặc Kimono 

Nếu ở tại một khách sạn kiểu truyền thống ở Nhật, bạn sẽ được cung cấp một chiếc yukata hoặc một bộ kimono bằng chất cotton. Khi bạn mặc nó, cần phải chắc chắn gập theo đúng chiều từ trái qua phải. Cách gấp ngược lại chỉ dành cho xác chết.

                                       

7. Trà đạo

TRÀ ĐẠO đã trở thành một nghệ thuật thưởng thức trà cũng như là một nét đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản. Người Nhật tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ : “Hòa”, “Kính”, “Thanh”, “Tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “Thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “Tịch’’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.

                                         

8. Khi đến chơi nhà

Chủ nhà người Nhật thường yêu cầu khách để giầy ở ngoài trước khi vào nhà. Cần cởi giày khi vào nhà hoặc những nơi có nền gỗ, thảm cói…Bình thường bạn sẽ được đưa một đôi dép đi trong nhà (khác với loại đi trong toilet). Tuy nhiên, cũng cần tránh để đôi chân chạm đất trước khi bước vào nhà. Hành động này có thể mang theo những bụi bẩn, và như vậy là không tôn trọng chủ nhà.

                                      

9. Nhà tắm công cộng

Nhà tắm công cộng ở Nhật rất khác biệt so với những nơi khác đó là phòng nam – nữ tắm riêng để thể hiện sự tôn trọng những người khác giới. Phòng thay đồ luôn có rổ hoặc tủ để cất quần áo, và có chăn tắm, xà phòng và dầu gội đầu. Bạn có thể mang theo khăn mặt và dầu gội vào khu vực nhà tắm. Các vòi nước được gắn dọc theo tường. Khi đã tắm sạch, bạn phải xả sạch người rồi mới đi ra khu vực khác. Đừng gây sốc khi đi lại khắp nơi với xà phòng dính đầy người.

                                   

0912449259 0963646527
Hỗ trợ trực tuyến
0.12626 sec| 1767.938 kb